Giải Pháp Chống Cháy Cho Công Trình

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài chúng ta thường xuyên thấy các bản tin về cháy nổ, nhất là các vụ cháy quán bar, vũ trường , gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Nhắc đến để tài chống cháy chúng ta không thể nào không nhớ đến vụ cháy kinh hoàng tại Trung tâm Thương mại Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vào ngày 29 tháng 10 năm 2002, đã làm thiêu rụi phần lớn toà nhà và làm chấn động dư luận thành phố Hồ Chí Minh. Vụ hỏa hoạn cướp đi sinh mạng 60 người, làm 70 người khác bị thương. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng. Nguyên nhân gây cháy: công nhân sửa chữa cải tạo vũ trường Blue hàn xì gây cháy vật liệu cách âm. Nạn nhân đa số là nhân viên Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA đang họp ở tầng trên.

Để cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân cháy và cách phòng tránh, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại thêm các vụ cháy liên quan tới lĩnh vực giải trí này. Chỉ cần hỏi tra Google với từ khóa đơn giản "Cháy quán Bar, Vũ trường" thì vô số vụ cháy lớn trong những năm gần đây được liệt kê ra. Ví dụ:

Bài đăng trên Báo Giao Thông của Bộ GTVT ngày 20/11/2013 viết

6 VỤ CHÁY VŨ TRƯỜNG, QUÁN BAR KINH HOÀNG NHẤT VIỆT NAM

Với thiết kế kín mít đặc trưng, các vũ trường, quán bar khi xảy ra cháy sẽ khiến nhiều người có thể bị chết ngạt, lực lượng chữa cháy rất khó tiếp cận dập lửa.

Vụ cháy quán Bar tại Zone 9 (số 9, Trần Thái Tông, Hà Nội) chiều 19/11/2013,làm 6 người thiệt mạng một lần nữa báo động đỏ với công tác an toàn cháy nổ tại các vũ trường, quán bar nói riêng cũng như những tụ điểm vui chơi nói chung.

Đặc biệt, với thiết kế kín mít đặc trưng, các vũ trường, quán bar khi xảy ra cháy sẽ khiến nhiều người có thể bị chết ngạt, lực lượng chữa cháy rất khó tiếp cận dập lửa. Nhiều vụ cháy quán bar làm chết người, thiệt hại lớn đã xảy ra gần đây.

 

Vụ cháy ở quán Bar tại Zone 9, Hà Nội
Đám cháy bắt đầu khoảng 14h chiều 19/11/2013 và sau khi nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm đã có mặt sau 10 phút để dập tắt đám cháy và cứu hộ người bị nạn.

Đám cháy được dập tắt nhanh, không gây thiệt hại lớn về tài sản. Tuy nhiên đã có 6 người thiệt mạng do hít phải khí độc.

Danh tính các nạn nhân tử vong được xác định là Lê Thị Lan (SN 1975); Nguyễn Văn Chi (SN 1978); Nguyễn Thị Hạnh (SN 1979); Nguyễn Phú Hào (SN 1992); Nguyễn Phú Trì (SN 1973), 5 nạn nhân này đều quê ở xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Nạn nhân thứ 6 là Phạm Công Huy (SN 1989), trú tại Chí Linh, Hải Dương. Đa số những người tử nạn đều là lao động thời vụ.

Nguyên nhân khiến các nạn nhân tử nạn được cơ quan chức năng kết luận là do hít phải khí độc hại khiến toàn thân bủn rủn không đủ sức để chạy thoát ra ngoài. 6 chiến sĩ phòng cháy chữa cháy khi vào cứu hộ không đeo mặt nạ cũng bị gục ngã và được đưa đi cấp cứu.

Nguyên nhân vụ cháy bước đầu được xác định là do khi công nhân đang sửa chữa công trình, lửa từ hàn xì đã gây ra vụ hỏa hoạn.

 

Vụ cháy ở quán Karaoke Grand, Hà Nội

Vào khoảng 20h00 tối 12/6/2013, một vụ cháy lớn đã xảy ra ở quán karaoke Grand cao 6 tầng tại địa chỉ 300 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Ngọn lửa bốc cao, bao trùm cả quán karaoke cao 6 tầng khiến người dân xung quanh hốt hoảng. Quán karaoke này nằm trên đường Xã Đàn, bên trái theo chiều từ Ô Chợ Dừa đi Kim Liên, rất gần với khu vực Đàn Xã tắc.

Khoảng 20 phút sau khi đám cháy bùng phát, lực lượng Phòng cháy - Chữa cháy chuyên nghiệp đã có mặt và tiến hành việc dập lửa. Hai xe cứu hỏa được huy động từ trạm Phòng cháy - Chữa cháy trên đường Giảng Võ, di chuyển theo hướng Giảng Võ - Đê La Thành để tiếp cận hiện trường.

Đám cháy không gây thiệt hại về người, song quán Karaoke Grand cũng bị thiệt hại nặng nề.

Vụ cháy ở quán bar Shisha Night Club, Hà Nội
 

Khoảng hơn 17h ngày 8/7/ 2011, trong lúc các công nhân đang hàn tại bar Shisha Night Club thì sỉ hàn đã bắn vương vào những vật dụng dễ cháy khiến lửa nhanh chóng bùng phát.

Theo lời kể của nhân chứng, họ đã phát hiện tia lửa hàn khung sắt rơi vào các vật dụng dễ cháy xung quanh gây hỏa hoạn. Vụ cháy khiến 2 công nhân hàn bị tử vong

 Đáng chú ý, chỉ khoảng 1 tiếng sau vụ cháy ở số nhà 55 phố Mã Mây, “bà hỏa” lại hỏi thăm số nhà 89 cũng ở phố này. Đây cũng là một quán bar.

Ngọn lửa phát ra từ tầng 3 của quán bar Nola (89 Mã Mây, cách đám cháy cũ 100m). Sau đó lan tỏa sang nhà bên cạnh.

Tuy nhiên, lúc này lực lượng PCCC đang chuẩn bị rời khỏi hiện trường số nhà 55 thì người dân gọi báo cháy nên lực lượng này đã đến ứng cứu kịp thời, vì thế không gây thiệt hại lớn cho các nhà bên cạnh.

 

Cháy vũ trường New Phương Đông, Đà Nẵng


Vào chiều ngày 21/12/2012, một đám cháy lớn đã bùng phát tại cụm công trình khách sạn, vũ trường New Phương Đông (số 20 đường Đống Đa, quận Hải Châu), làm cho cả khu dân cư ở đây náo loạn.

Vụ cháy đã gây ra khói đen bao kín cả một vùng dân cư. Nhận được tin báo, Lực lượng Cảnh sát PCCC TP.Đà Nẵng đã huy động 7 xe cứu hỏa cùng hàng trăm chiến sĩ nhanh chóng tới hiện trường. Do đám cháy quá lớn nên các chiến sĩ PCCC đã phải rất vất vả đục tường vào bên trong tòa nhà để tìm cách dập lửa. Đây là lần thứ hai vũ trường này xảy ra cháy lớn. Trước đó, tại đây đã xảy ra vụ cháy vào ngày 23/12/2011.

Nguyên nhân là do thợ hàn làm bắn tia lửa vào các tấm cách nhiệt, thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
New Phương Đông là vũ trường lớn nhất ở Đà Nẵng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên, được xây dựng với quy mô 11 tầng, đang thi công giai đoạn 2 thì xảy ra cháy.

Đám cháy tại bar Barocco, TP. HCM

Barocco gồm 3 tầng, rộng gần 500 m2, nằm ngay trung tâm TP HCM. Hàng đêm, điểm ăn chơi này có hàng trăm thanh thiếu niên tụ tập.

Khoảng 15h30 phút ngày 20/4/2013, mồi lửa bốc lên từ lầu 2 quán bar Barocco. Hàng trăm cảnh sát, 13 xe cứu hỏa được huy động đến hiện trường.Thiết kế kín mít, đặc trưng của các quán bar khiến lực lượng chữa cháy khó tiếp cận lửa. Lính cứu hỏa phải đeo bình dưỡng khí đứng từ xe thang ngay trên cột khói phun nước xuống. Toàn bộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cách hiện trường hơn 100 mét bị phong tỏa.

Đến 17h cùng ngày đám cháy được dập tắt, không có thiệt hại về người. Song toàn bộ quán bar đã bị thiêu trụi.

Cơ quan chức năng cho biết, bar Barocco đang sửa chữa. Nguyên nhân gây cháy được xác định là do thợ hàn trong lúc thi công đã để tia lửa bắn vào nệm mút cách âm tường. Hơn trăm cảnh sát, 13 xe cứu hỏa được điều động đến hiện trường. Toàn bộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cách hiện trường hơn 100 mét bị phong tỏa.

Cháy lớn tại vũ trường lớn nhất Cần Thơ

23h30 ngày 5/12/2012, lửa bùng lên khi hơn 100 khách cả Tây lẫn ta đang lưu trú, vui chơi tại khách sạn, vũ trường Golf (số 2 Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Ngay lập tức, những người này được sơ tán khẩn cấp trong đêm trong tâm trạng hoang mang, hoảng loạn. Lực lượng cảnh sát PCCC Công an TP Cần Thơ huy động 7 xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường phối hợp với lực lượng bảo vệ vũ trường, khách sạn Golf dập lửa.

Mãi hơn 3 giờ sau, vụ cháy mới cơ bản được đập tắt. Đôi chỗ, khói vẫn bốc lên. Toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng, nội thất bên trong vũ trường thuộc loại quy mô, sang trọng nhất Cần Thơ này bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngọn lửa phát ra từ khu vực giữa vũ trường rồi nhanh chóng lan nhanh các khu vực khác, khói lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ vũ trường rộng hàng trăm mét vuông chỉ trong vài phút.  Vào thời điểm trên, một nhóm thanh niên tổ chức sinh nhật tại vũ trường này đã đốt pháo hoa, tia lửa từ đó bắn vào cây thông Noel trong vũ trường gây cháy.

2 người nữ trong nhóm này đã chạy vào toilet lánh nạn. Khi được lực lượng chữa cháy phát hiện, họ đã bị ngạt khí. Ngay lập tức 2 người này được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu. 2 nạn nhân được xác định là Trần Thị Thùy T (25 tuổi) và Phạm Thị Kim C (26 tuổi).

Đây không phải lần đầu tiên "bà hỏa" "ghé thăm" vũ trường Golf. Vụ cháy năm 2007 tại đây đã gây thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.

Phương Vy (tổng hợp)

 

Tại sao loại hình Bar, Vũ Trường và Khách sạn lại hay xãy ra sự cố cháy đến vậy? Ta có thể dễ dàng nhận thấy các nguyên nhân gây cháy thường xãy ra do:

- Lựa chọn vật liệu không có khả năng chống cháy
- Công nhân thao tác hàn không thực hiện việc che chắn an toàn làm dỉ hàn xì rơi vào vật liệu cách âm gây cháy.
- Chạm chập điện gây cháy
Trong quá trình xây dựng Hệ vách cách âm, tiêu âm, người ta thường chọn những vật mềm xốp để giảm mức độ dội âm của âm thanh, khả năng triệt tiêu các rung động của sóng âm, các giải pháp thường thấy của các thợ cách âm là dùng Cao su non và Mút trứng.

Sai lầm lớn nhất và thường thấy nhất của các chủ đầu tư là hay xem nhẹ các vật tư phụ, khi thiết kế công trình thường quan tâm đến kết cấu, kiến trúc và trang trí nội thất đẹp mà quên mất diều kiện cần thiết đó là đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy. Có thể họ chưa được tư vấn kỹ để thấy được các mối nguy hại khi phó thác việc lựa chọn vật liệu cho những người thợ giỏi về lắp đặt nhưng không đủ chuyên môn về vật liệu.
 

Như chúng ta đã thấy, một khi công trình xãy ra sự cố cháy, thiệt hại lớn về tài sản đầu tư là điều không tránh khỏi, bao nhiêu tiền của, công sức, chăm chút trang trí công trình từng li, từng tí, chỉ trong vài chục phút đã bị bà Hoả tước đi tất cả, bên cạnh đó lại gặp rắc rối với với pháp luật khi tính mạng của một lượng lớn khách hàng bị ảnh hương tại công trình mình quản lý bị cháy. Tất cả các công trình đều bị rủi ro cháy nổ rình rập, khi chúng ta thực hiện đúng tất cả các yêu cầu về PCCC, công tác bảo hiểm thì thiệt hại và trách nhiệm sẽ giảm thiểu đáng kể. Một trong những yêu cầu quan trọng của công tác PCCC là lựa chọn vật liệu có khả năng chống cháy khi tiến hành xây dựng công trình.
 

Khi lựa chọn vật liệu cho công trình, đầu tiên chúng ta phải xem qua thông số kỹ thuật của vật liệu. Một vật liệu được gọi là tốt, hiệu quả, khi đáp ứng được nhiều tiêu chí nhất, Một vật liệu cách nhiệt không thể chỉ là có khả năng cách nhiệt mà còn phải có khả năng chống cháy, một vật liệu cách âm không thể chỉ là cách âm mà còn phải là cách nhiệt được, chống cháy được.
 

Một hệ vách cách âm, trong quá trình sử dụng đương nhiên phải phát huy tác dụng được công dụng cách âm của mình, cản được càng nhiều âm lọt ra ngoài càng tốt. Điều này là đòi hỏi bình thường. Hệ vách cách âm thực sự gọi là ưu việt là khi Hệ vách đó có khả năng hạn chế bắt cháy, ngay cả khi một khách hàng vô tình hay cố ý gây cháy, khi lửa bùng phát trong khu vực vách cách âm khi đó sẽ trở thành vách ngăn bảo vệ, một bức tường ngăn lửa hiệu quả, kéo dài thời gian bắt cháy và sụp đổ của hệ vách, tạo thêm nhiều thời gian đủ cho mọi người thoát hiểm ra ngoài an toàn.
 

Bất cứ vật liệu nào cũng đểu hư hại khi gặp lửa, tường gạch, xi măng, khung kèo thép của công trình đều sụp đổ sau khi bị nung cháy sau 1 thời gian. Cái mà chúng ta cần quan tâm là trạng thái khi cháy của vật liệu: Vật liệu đó có dễ bắt cháy không? Mức độ lan truyền lửa của vật liệu ra sao? Vật liệu đó có bị cháy bùng phát không? Khi cháy vật liệu đó có bị co rúm, nhiễu tàn lửa gây cháy lan qua khu vực bên dưới hay không?
 

Nếu có cơ hội lựa chọn, nên lựa chọn các vật liệu càng khó bắt cháy càng tốt. Nếu chúng ta không có chuyên môn thì phải làm thế nào để nhận biết điều này? Rất dễ thưa các bạn, nhà sản xuất họ cũng đã chuẩn bị sẵn tất cả. Trong công tác xây dựng cũng qui định rất nhiều về các tiêu chuẩn chống cháy của vật liệu. Các bạn chỉ cần xem qua thông số kỹ thuật của vật liệu, tham khảo các Test Report về chống cháy của vật liệu đã được các phòng thì nghiệm danh tiếng kiểm tra, đánh giá, phân loại xếp hạng và chứng nhận về khả năng chống cháy của vật liệu đó.
 

Những vật liệu cách âm không bắt cháy như Rockwool Thermalrock thường được kiểm tra theo tiêu chuẩn BS476part4: vật liệu khó bắt cháy, EN13501-1: xếp hạng chống cháy Cấp A1. Đây là cấp chống cháy cao nhất theo chuẩn châu Âu, nếu nguồn lửa còn phảng phất trên vật liệu trong vòng 20 giây sau khi ngừng cấp nguồn lửa ngay lập tức vật liệu bị xếp hạng A2.
 

Đối với những vật liệu có gốc nhựa, dầu hoả như Cao su lưu hoá EPDM Maxflex, Tấm cách nhiệt cách âm đa chức năng Kingspan Aircell Insulbreak tiêu chí lựa chọn đầu tiên: Sản phẩm phải có khả năng chống lan truyền lửa Cấp 0 theo tiêu chuẩn BS476 phần 6&7. Nghĩa là vật liệu khi cháy không bùng phát, cháy rất chậm, lượng nhiệt và khói toả ra không đáng kể.
 

Ngoài ra còn rất nhiều cấp chống cháy phổ thông mà chúng ta cần biết:

Cấp B2 – DIN4102 khả năng chống cháy lan theo tiêu chuẩn Đức
Class V0 – UL 94 khả năng chống lan truyền lửa, không nhiễu tàn lửa khi cháy theo tiêu chuẩn của UL - Underwriters Laboratories của Mỹ
Class M1 – FRANCE AFNOR NF P92501 tiêu chuẩn chống cháy lan của Pháp
Self Extinguishing – ASTM D635 sản phẩm có khả năng tự tắt theo chuẩn Mỹ
Smoke Developed – ASTM E84 Xác định mật độ khói và chống cháy lan theo chuẩn Mỹ
 

Khi chúng ta chọn đúng vật liệu hội đủ các điều kiện về hiệu quả cách nhiệt, hiệu quả cách âm, sản phẩm sạch, xanh và khả năng chống cháy tốt, chúng ta sẽ có được một công trình thật sự hoàn hả. Một công trình Hiệu quả & An toàn: An toàn cháy nổ và An toàn sức khoẻ

Khi có nhu cầu tư vấn về Vật liệu - Giải pháp Cách nhiệt Cách âm vui lòng liên hệ với chúng tôi. Giapphapchongchay.com sẵn sàng phục vụ quý khách. Hotline 0962 656 636. Xin cảm ơn.